Có nên ép trẻ học thành tài

“Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” là hai câu thơ chứa chan tình yêu thương trẻ em của Bác Hồ. Đó đồng thời cũng là trách nhiệm Bác giao cho hậu thế về việc phải thường xuyên quan tâm, chăm lo đến thế hệ măng non của đất nước
Thế nhưng việc giáo dục ngày nay lại áp đặt quá nhiều áp lực cho các em. Ngay chỉ mới là đứa trẻ lên 5, lên 6 tuổi, cha mẹ đã bắt chúng phải lo học để chuẩn bị thi vào lớp 1. Rồi không chỉ có việc học văn hoá, chúng còn phải học thêm đàn, học hát, học võ, học vẽ,… Nhiều bé không biết đến việc vui chơi, không biết làm những công việc nhà theo lứa tuổi, chúng được nuôi dạy như những cỗ máy chỉ biết ăn và học. Cha mẹ hết ép học, rồi lại nhồi ăn uống cho đủ chất dinh dưỡng để chúng có thể học tốt và lớn nhanh. Chúng sẽ lớn nhanh, nhưng rồi cũng sẽ trôi qua nhanh tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên và không có thời gian để vui chơi, đến khi lớn rồi thì lại không thể chơi lại.
Cha mẹ nào cũng đều lo lắng và yêu thương con cái, chính vì lo và yêu con mà luôn mong muốn con thành tài, con giỏi hơn người khác, cho nên họ đã vô tình tạo áp lực cho các con. Để rồi chúng trở nên những đứa trẻ chỉ biết lo học, trở nên lầm lì, trầm cảm, ít giao tiếp và vui chơi với bạn bè, rồi có những em lại bị nặng nề về thành tích học tập, thất vọng cực độ khi bị điểm kém, rồi lo sợ cha mẹ buồn lòng, phụ lòng thầy cô,…nên biết bao nhiêu câu chuyện đáng tiếc đã xảy ra.
Bởi vậy, việc nhồi nhét con trẻ học thật nhiều, học thành thần đồng liệu có thật sự là cần thiết!

Gia sư Alt Ielts có uy tín?

Nên cho trẻ bắt đầu đi học vào thời điểm nào?

Để chọn đúng thời điểm bắt đầu dạy cho trẻ thật khó! Để làm được điều này, cha mẹ cần phải quan tâm tới con trẻ, lựa chọn thời điểm thích hợp và phương pháp dạy cũng như kiến thức phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Ví dụ như khi trẻ bắt đầu bi bô tập nói, thì ta nên cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với ngôn ngữ, cho trẻ học những từ đơn giản như: mẹ, bố, ông, bà,…
Khi trẻ lớn hơn chút, tầm 4-5 tuổi chúng rất thích bắt chước và tìm hiểu, thì có thể cho chúng học thêm các kiến thức về tự nhiên, môi trường sống bằng cách cho trẻ đi dạo, đi tham quan để dạy chúng.
Khi trẻ bước vào độ tuổi lên 7, chuẩn bị bước vào lớp 1 thì nên dạy cho chúng nhận biết mặt chữ, mặt số, tập tô chữ cái, chữ số,… để chúng tiếp cận dần với kiến thức lớp 1.
Không thể nói việc cho trẻ học sớm là không tốt, không khoa học. Đúng là trẻ con cần có không gian và cần được chơi, nhưng chúng vẫn cần được dạy, được trau dồi kiến thức từ sớm, chúng ta có thể kết hợp việc học với các trò chơi, giúp trẻ được học mà chơi, chơi mà học.

Trung tâm gia sư Khai Trí

Có nên cho trẻ học thêm đàn?

Trong cuộc sống, việc biết cảm nhận cái đẹp, biết yêu âm nhạc là vô cùng quan trọng và cần thiết, nhất là đối với trẻ em. Bởi vậy, việc cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc là hết sức quan trọng. 
Ngay từ khi bắt đầu mang thai, các bà mẹ đã bắt đầu cho con trẻ tiếp xúc với âm nhạc bằng cách nghe nhạc để giúp thư giãn và giúp trẻ thông minh. Các bà mẹ đã lựa chọn những loại nhạc cổ điển, nhạc trữ tình hay nhạc không lời, với mong muốn giúp cho thai nhi thông minh hơn, nhạy cảm hơn với âm nhạc.
Sau đó khi đứa trẻ được sinh ra, các bà mẹ lại tiếp tục cho chúng tiếp xúc với âm nhạc thông qua những bài hát ru để giúp chúng đi vào giấc ngủ ngon, rồi các bài hát thiếu nhi giúp chúng vui chơi.

Gia sư Blacasa

Chính vì vậy, việc cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc ngay từ bé đã là nhu cầu của mọi ông bố bà mẹ. Và khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể cho chúng học thêm các loại nhạc cụ như đàn organ, đàn piano để giúp chúng biết cách cảm thụ âm nhạc, ngoài ra còn rèn luyện thêm khả năng điều khiển các ngón tay và thính giác nhạy bén.

Tổng hợp các trung tâm gia sư uy tín nhất tại tphcm.


Top 10 Chọc Lọc
chat-active-icon