Đối với gia sư, khó nhất chính là gia sư những lớp các bé lớp 1. Học sinh cấp 2 cáp 3 do có nền tảng kiến thức căn bản, nên bạn chỉ cần dựa vào đó để đi từ căn bản lên dần nâng cao. Còn các bé ở độ tuổi lớp 1, các bé chỉ như tờ giấy trắng, vì thế bạn phải cẩn thận những kiến thức mà mình hướng dẫn cho các bé. Một trong những kỹ năng đầu tiên bạn cần dạy đó là tập cho bé đánh vần được các con chữ. Đây là nhiệm vụ không khó nếu bạn đi đúng những phương pháp căn bản và tránh mắc những sai lầm sau.
Những sai lầm khi dạy bé đánh vần
1.Đánh vần theo kiểu cũ:
Việc cải cách sách giáo khoa hiện nay đã mang đến một số thay đổi về mặt kiến thức trong việc giảng dạy. Nếu bạn vẫn dạy bé đánh vần theo sách cũ, sẽ mắc sai lầm khiến bé mất căn bản đánh vần khi vào lớp 1.
Bạn hãy dạy bé theo bộ sách mới mà bé học trên trường. Điều này sẽ giúp bé làm quen với kiến thức trong sách trước.
Xem trước: CÁCH DẠY TRẺ CHẬM NÓI TẠI NHÀ
2. Dạy quá nhiều trong một buổi:
Khả năng tiếp thu của các bé ở độ 5 – 6 tuổi vẫn chưa phát triển hết, nếu một buổi học bạn cố gắng nhồi nhét vào đầu bé quá nhiều thứ, bé sẽ mau chán và nhanh quên. Về lâu dài, kiến thức bé tiếp thu được sẽ không được bao nhiêu và dễ thấy sợ khi bạn nhắc đến việc tập đánh vần.
Bạn nên trải đều mỗi buổi học chỉ nên dạy bé tập đánh vần từ 3 – 4 chữ. Mỗi chữ tập đọc từ 2 – 3 lần và cách 1 buổi học bạn sẽ kiểm tra lại. Để bé vừa ôn chữ cũ vừa học tiếp cách đánh vần chữ mới.
3. Thiếu kiên nhẫn:
Các bé sẽ tiếp thu nhanh nhưng khả năng ghi nhớ lại không tốt như người lớn, cho nên sẽ dẫn đến việc học trước quên sau. Các bạn gia sư sẽ thường mắc sai lầm là nổi nóng khi mình cứ giảng mà bé cứ quên.
Khi nhận những lớp dạy cấp 1, bạn hãy cố gắng kiên nhẫn hướng dẫn các bé. Vì nếu bạn nổi nóng, bé sẽ thấy sợ và phụ huynh sẽ từ chối bạn nhanh thôi.
Đó là những sai lầm bạn cần tránh khi dạy bé đánh vần và tiếp đây là một số mẹo giúp cho công việc dạy học của bạn đạt hiệu quả:
Mẹo giúp bé đánh vần
1. Làm quen với mặt chữ và dấu câu:
Để đánh vần tốt, bé cần được làm quen với cách đọc từng chữ cái và dấu câu. Bạn ghép từng dấu câu vào các nguyên âm và cho bé đọc từ từ.
Bạn có thể tìm kiếm những bảng chữ mẫu đánh vần có hình ảnh màu sắc để thêm phần sinh động cho bé thấy hứng thú học tập.
Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm những bảng chữ mẫu đánh vần có hình ảnh màu sắc để thêm phần sinh động cho bé thấy hứng thú học tập. Một điều lưu ý trong việc tập đọc là tránh cho bé đọc theo thứ tự. Học tập đọc cũng như học đếm số, bảng chữ cái hay dãy số đều được sắp xếp theo thứ tự có sẵn. Nhiều bạn hướng dẫn không kỹ nên thường chọn cách đơn giản nhất là cho trẻ đọc một cách máy móc mà không hiểu các con chữ này, dễ dẫn đến tình trạng học vẹt và không mang lại hiệu quả gì. Cho nên khi bé đã quen với các chữ cái, bạn hãy xáo trộn thứ tự để bé tự nhớ và sắp xếp lại cho đúng, bé sẽ được học chữ một cách có chủ động và mau thuộc.
2. Nắm rõ nguyên tắc đánh vần của sách cải cách:
Như đã nói trong phần Những sai lầm khi dạy bé đánh vần, vì có những kiến thức thay đổi so với sách cũ, bạn phải hướng dẫn bé học theo sách giáo khoa cải cách, để bé không học sai và bị mất căn bản đánh vần.
Người gia sư cũng phải tìm hiểu lại cách phân biệt tên gọi chữ và âm đọc chữ cái. Ví dụ, chữ “b” tách ra âm đọc là “bờ” còn tên gọi là “bê”.
Tiếp đến là cấu tạo của “tiếng”, thành phần cơ bản nhất trong tiếng Việt. Đối với sách cải cách, cách đọc sẽ theo nguyên tắc âm đầu – vần – thanh. Chẳng hạn “iêu” đọc là iêu-ia-u-iêu.
Đây chỉ là một phần nhỏ trong các nguyên tắc đánh vần, bạn có thể tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu để nắm vững và truyền đạt lại cho bé đúng nguyên tắc.
Tham khảo thêm: Có nên cho trẻ học trước khi vào lớp 1
3. Dạy từ cơ bản đến nâng cao:
Quy tắc dạy học là luôn đi từ thấp đến cao. Cho nên bạn cùng bé bắt đầu với các từ quen thuộc trước ví dụ như “ba, mẹ, ông, bà, anh, chị”, sau đó sẽ nâng lên các từ có cấu tạo phức tạp hơn để bé thành thạo với việc đánh vần.
4. Học mà chơi, chơi mà học:
Để khích lệ tinh thần ham học của bé, bạn cũng có thể tổ chức một số trò hcoiw nhỏ có liên quan đến bài học để bé thấy hào hứng và học dễ nhớ hơn. Các phần thưởng nhỏ hay lời khen cũng góp phần tạo hứng thú cho buổi học.