“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Tuy nhiên ngày nay không chỉ trẻ cần biết học hành mà phải học tốt, biết nhiều,… do nhu cầu xã hội và mong muốn của các bậc cha mẹ luôn muốn con mình thành người tài giỏi.
Có nên cho trẻ học đàn hay không?
Xu hướng cho trẻ học đàn đang ngày càng trở nên phổ biến và nhân rộng ra khắp cả nước. Bởi vậy việc cho trẻ đi học đàn để bắt kịp xã hội là cần thiết, ngoài ra lợi ích của việc cho trẻ học đàn mang lại thật sự đáng để các bậc cha mẹ nên cho con cái đi học đàn. Việc học đàn không chỉ giúp trẻ hiểu được giá trị của nghệ thuật, yêu âm nhạc, còn giúp trẻ phát triển trí thông minh, rèn luyện đôi tay linh hoạt. Trẻ em giống như một tờ giấy trắng, cha mẹ có thể giúp trẻ vẽ nên một bức tranh hoàn hảo cho cuộc sống và tâm hồn của trẻ, thổi âm nhạc vào tâm hồn giúp chúng biết yêu cái đẹp, yêu cuộc sống.
Việc học đàn đối với trẻ vô cùng dễ dàng và không quá khó khăn như đối với người lớn, bởi vì các ngón tay của trẻ còn mềm dẻo, linh hoạt, khả năng tiếp cận và học tập của trẻ còn rộng mở. Ngoài ra chúng ta cho trẻ học đàn với mục đích cho trẻ thêm sự hiểu biết, phong phú và giảm bớt căng thẳng của việc học tập văn hoá, là một công cụ vui chơi ngoài giờ cho trẻ, chứ đừng ép buộc và tạo áp lực cho trẻ, cũng không nên mong muốn trẻ phải thành tài về đàn hay âm nhạc thì mới thật sự mang lại hiệu quả và thích thú cho trẻ.
xem thêm: Trung tâm gia sư Đức Việt có uy tín hay không ?
Cho trẻ học đàn Piano hay Organ
Mỗi loại đàn đều có những tính năng và những ưu nhược điểm khác nhau. Bởi vậy việc lựa chọn cho trẻ học đàn Organ hay Piano là do sự đánh giá nhu cầu và khả năng đáp ứng điều kiện của từng gia đình. Nếu cha mẹ chỉ muốn cho con học đàn để trẻ biết thêm một môn nghệ thuật, có thêm một môn năng khiếu, chứ không quá kì vọng hay mong muốn việc học đàn là một môn chính trở thành nghề nghiệp tương lai của trẻ, thì có lẽ cha mẹ nên cho trẻ học cái gì đó thật nhẹ nhàng, tuỳ theo sở thích của trẻ, và phù hợp nhất chính là học đàn Organ. Đàn Organ không quá đòi hỏi năng khiếu và sở trường của trẻ, nó vừa dễ học lại nhanh biết đánh nên khiến trẻ không dễ chán hay bỏ cuộc, ngoài ra tiếng đàn Organ lại trong sáng, chi phí học đàn và chi phí mua đàn cũng rẻ hơn Piano rất nhiều nên phụ huynh có thể mua để cho trẻ luyện tập và chơi tại nhà sẽ kích thích sự thích thú hơn cho trẻ.
Tuy nhiên Piano lại được rất nhiều bậc cha mẹ lựa chọn cho con em học, bởi vì Piano là một môn nghệ thuật đỉnh cao, chơi được Piano chứng tỏ trẻ rất tài năng, cho nên sẽ khiến cho cha mẹ trẻ được hãnh diện, tự hào.
Có nên thuê gia sư dạy trẻ
Chị Lan có con gái đang học lớp 4, đang rất băn khoăn không biết có nên thuê gia sư về dạy kèm thêm cho con gái tại nhà không. Chị chia sẻ: “Con gái mình học cũng khá tốt, nhưng nghe mọi người nói năm nay lớp 4 kiến thức rất nặng, nhiều bài học mới, trẻ học không vững thì sẽ rất khó theo được, nên mình cũng cảm thấy khá lo lắng. Nếu cho con học thêm thì chắc mình sẽ cho con học thêm toán và văn thôi, vì tiếng anh mình đang cho con theo học tại trung tâm anh ngữ rồi.”
Cùng chung lo lắng với chị Lan, chị Trâm Anh cũng có con gái đang học lớp 4, chị tâm sự: “Mình rất lo lắng, con mình đi học về thường tối đến phải học tới mười rưỡi mười một giờ vì quá nhiều bài tập cô giao, con làm không xong không dám đi ngủ. Ngoài học ở trường lớp, bài tập cô giao ra, các con còn phải học thêm tiếng anh cũng có khá nhiều bài tập. Con tôi không học thêm tại nhà cô giáo, nhưng chắc tôi phải thuê gia sư kèm thêm cho cháu ở nhà, để kịp thời củng cố kiến thức và bảo ban cháu học bài, chứ tôi cũng không có thời gian kèm cặp cháu.”
Tham khảo thêm: Khi nào nên cho con học tiếng anh
Đối với các bậc phụ huynh quá bận rộn thì việc thuê gia sư kèm thêm cho con tại nhà là rất cần thiết, vì trẻ thường không tự giác học bài, nếu không có người thường xuyên ở bên bảo ban, động viên thì rất dễ bị xao lãng bởi những thú vui khác như tivi, điện tử,… Ngoài ra khi trẻ học lớp lớn hơn, kiến thức nhiều hơn thì cha mẹ không còn nhớ và đủ khả năng, kinh nghiệm để kèm cặp trẻ như các giáo viên, sinh viên còn đang tiếp cận trực tiếp với kiến thức.