CÁCH DẠY TRẺ LỚP 1 TÍNH NHẨM NHANH

Toán học là một trong những môn học giúp trẻ phát triển trí thông minh, tư duy logic và sự tập trung của trẻ nhỏ. Làm quen và học giỏi toán từ nhỏ sẽ giúp các bé có hứng thú học tập, tạo nền móng vững chắc để bé tiếp thu các kiến thức phức tạp một cách dễ dàng hơn. 

Sau đây là 5 phương pháp lâu đời của người Nhật giúp trẻ mới vào lớp 1 tính nhẩm nhanh, không phải là những phương pháp dùng để đối phó khiến trẻ “học vẹt”, mà là giúp trẻ giỏi toán thực chất từ gốc rễ, từ đó kích thích sự ham học hỏi, tìm tòi và khám phá của trẻ.

1. Giúp trẻ có cảm giác hứng thú với những con số:

Những con số khô khan, cứng nhắc sẽ trở nên thú vị với trẻ hơn bao giờ hết nếu phụ huynh có được những kĩ năng cơ bản để khiến trẻ hứng thú với việc kết nối những con số lại với nhau. Có thể chỉ ra rằng để tạo ra số 7, chúng ta sẽ có những cặp số như 1 và 6, 2 và 5,… Những phép ví dụ căn bản này sẽ giúp bé có được nền tảng vững chắc cho những bài học trừu tượng hơn sau này.

2. Hướng dẫn trẻ cách đếm cách đơn vị:

Những dãy số chẵn và lẻ là ví dụ điển hình cho dãy số cách đều trong toán học: Bao gồm tập hợp số chẵn: 2, 4, 6, 8, 10… hoặc tập hợp số lẻ 1, 3, 5, 7, 9.. . Những tập hợp số tăng dần giúp trẻ hiểu về việc cộng thêm thì sẽ bỏ qua số tiếp theo còn trừ đi sẽ cho số trước đó (11, 9, 7, 5..). Dần dần bạn tăng cấp độ lên và có thể cho bé đếm cách 5 số như 5, 10, 15…

3. Sử dụng dụng cụ để học toán:

Các vật dụng như bút, que tính nên được vận dụng để dạy trẻ làm phép cộng trừ, không khuyến khích sử dụng ngón tay để đếm vì sẽ làm giảm tư duy và giới hạn khả năng cộng trừ nhẩm của bé. Sau đó cũng hãy dạy trẻ thêm cách tưởng tượng với những bài toán mang tính trừu tượng hơn như: mẹ có 5 quả cam, mẹ cho bé 3 quả, hỏi mẹ còn mấy quả? 

4. Sử dụng câu đố:

Bạn có thể kết hợp các trò chơi đơn giản hằng ngày hay những câu đố nhanh về cộng và trừ đơn giản cho trẻ như: 3+3 bằng mấy? 5 + 0 bằng mấy?…

5. Các phương pháp tính nhẩm:

a. Tính từ phải sang trái

Thông thường khi thực hiện tính toán trên giấy, các bé được dạy áp dụng theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống dưới. Nhưng khi tính nhẩm, sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta thực hiện ngược lại tức là từ phải qua trái. Bắt đầu với các giá trị lớn nhất làm cho nó thêm trực quan và dễ dàng hơn để tìm ra.

Chẳng hạn với phép tính 38 + 26, hãy bắt đầu với cột đầu tiên và tính 30 + 20 = 50, sau đó 8 + 6 = 14, cộng lại là 64.

b. Cách tính nhẩm với phép cộng:

Sắp xếp vị trí các số của phép tính trước khi tính nhẩm: Ví dụ: nếu là phép tính 6 + 28 thì nên đổi lại vị trí là 28 +6. Điều này giúp trẻ dễ tính nhẩm hơn và cho kết quả nhanh, chính xác hơn.

Phân tách 10 đơn vị cho một lần cộng: Ví dụ 55 + 24 thì sẽ đổi thành 55 + 10 + 10 + 4

Tách thành số tròn chục rồi cộng nhẩm: Ví dụ với phép tính 37 + 15 thì bạn tách thành 37 + 3 + 12 khi đó sẽ cho ra 40 là số tròn chục và cộng với 12 nữa. Hoặc tách theo cách khác như phép tính 38 + 37 bạn lấy số tròn chục là 40 và thực hiện phép tính 40 + 40 rồi trừ đi 2 và 3 sẽ được đáp số như phép tính ban đầu.

Dùng số tròn chục gần nhất rồi trừ đi số thừa: cách này khá giống với cách tách số tròn chục và cộng

Ví dụ như: 35 + 17 bạn đổi thành 35 + 20 – 3

Tách tất cả các số ra thành các số tròn chục rồi cộng riêng lẻ như: 35 + 24 tách hết thành 30 + 20 + 5 + 4

c. Cách tính nhẩm với phép trừ 

Bạn có thể áp dụng các cách như:

– Đếm nhẩm ngược từ số nhỏ lên đến gần chục:

Ví dụ với phép tính 23 – 15. Ta đếm từ 15 đến 20 là 5 đơn vị, đếm từ 20 đến 23 là 3 đơn vị. Khi đó lấy 3 + 5 sẽ ra kết quả của phép tính 23 – 15 = 8

– Tách số ra cho tròn chục rồi trừ: Ví dụ như: 84 – 41 tách ra thành 84 – 40 – 1

– Dùng các số tròn chục gần đó và cộng với số thừa:

Ví dụ với phép tính: 45 – 19 được tách thành 45 – 20 + 1 ta sẽ có kết quả phép tính là 26


Top 10 Chọc Lọc
chat-active-icon