Chậm nói ở trẻ hiện đang là vấn đề được quan tâm thời nay, bởi vì số lượng chậm nói ở trẻ đang ngày càng tăng lên. Bố mẹ thường sẽ rất lo lắng khi gặp trường hợp con chậm nói so với lứa tuổi của con mà không tìm ra phương pháp để giúp con. Thường như vậy, gia đình hay mời gia sư đến ngoài việc kèm con học, còn để trẻ tập làm quen với có người giúp đỡ để trẻ tập nói được tốt hơn. Vì thế, nếu bạn có phương pháp từ từ làm quen với trẻ, bạn sẽ giúp bé cải thiện hiệu quả hơn.
Dưới đây là một số phương pháp để giúp các bé chậm nói sửa chữa được vấn đề này.
Nói chuyện với trẻ nhiều hơn:
Để cải thiện khả năng nói của trẻ, trước hết bạn hãy cùng bé nói chuyện thật nhiều để bé tập trò chuyện nhiều. Vì bé chưa hình thành được từ ngữ để đáp lại, cho nên bạn hãy dùng những từ đơn giản để bé bắt chước và bắt đầu nâng cao từ từ.
Bạn hãy luôn khen trẻ mỗi khi bé trả lời được hay nói được một câu dài để động viên giúp trẻ thêm tự tin. Bên cạnh đó, tiếp xúc với trẻ chậm nói bạn phải kiên nhẫn, vì vốn dĩ bé chậm nói là do bé còn sợ và chưa được hướng dẫn nhiều, nên bạn hãy từ từ dẫn dắt để trẻ nói là luôn khuyến khích để con tiếp tục phát âm.
Khi nói chuyện với trẻ, bạn hãy lưu ý nói chậm rãi và rõ ràng để trẻ lắng nghe và ghi nhớ. Khi nói bạn có thể kết hợp các động tác tay như vẫy tay chào tạm biệt, nhận đồ bằng hai tay để trẻ dễ hình dung và tiếp thu.
Xem thêm: TRUNG TÂM GIA SƯ MINH TÂM CÓ UY TÍN KHÔNG ?
Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề:
Mặc dù trẻ chậm nói để diễn đạt suy nghĩ của mình thành lời, nhưng trẻ vẫn có thể diễn tả bằng hành động, cử chỉ, hay điệu bộ cơ thể. Chính vì thế, khi trẻ muốn làm một việc gì đó, bạn hãy để bé tự làm, đừng làm thay. Việc để bé tự nói lên suy nghĩ của mình và hành động sẽ giúp trẻ động não tìm từ ngữ, đây là cách tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.
Trong một số trường hợp, nếu bé có vấn đề về thính giác hay thăng lưỡi, bạn có thể nói chuyện với phụ huynh để tìm cách điều trị. Khả năng xấu nhất là bé không nghe được thì gia đình hỗ trợ máy trợ thính cho trẻ.
Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ:
Lúc trẻ mới bắt đầu tập nói. Thường sẽ phát âm sai và hay bị líu lưỡi, đôi khi còn nói ngọng. Bạn không nên bắt chước những cách nói này trong quá trình mình hướng dẫn trẻ tập nói vì sẽ làm trẻ quen với cách nói này và khó sửa sau này. Hãy điều chỉnh thường xuyên cho trẻ để bé ghi nhớ và từ từ sửa đổi
Tạo môi trường để trẻ phát huy khả năng nói của mình:
Cảnh mỗi thành viên trong gia đình ôm một thiết bị công nghệ mà không giao tiếp với nhiều là hình ảnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Đây là lý do khiến các bé chậm nói cũng một phần vì gia đình ít trò chuyện với trẻ, nên trẻ không có cơ hội được luyện nói nhiều. Do đó, ở mỗi buổi dạy, bạn hãy tạo một vài tình huống đóng giả nhân vật hoặc hóa thân vào các nhân vật trong truyện tranh ưa thích của trẻ, để bé có một chủ đề cụ thể luyện tập sử dụng từ ngữ, dạn dĩ, không sợ sệt cũng như sẽ làm trẻ thêm thích thú hơn là những bài tập đọc khô khan trong sách.
Tham khảo thêm: CÁCH DẠY TRẺ CẦM BÚT TÔ MÀU
Đọc sách, truyện cho trẻ nghe:
Sách chính là liều thuốc thần kỳ cho tẻ chậm nói. Trong sách đều là những ngôn ngữ chính xác, mang tính văn học và giáo dục. Mỗi buổi học, ngoài việc cùng tẻ luyện nói, bạn cũng nên đọc truyện, sách cho bé nghe để bé học được những từ mới, vần điệu mới để bé làm quen mới cách người khác đọc, trẻ sẽ dễ bắt chước và ghi nhớ.
Bạn hãy chọn những câu truyện mà bé quen thuộc, có hình ảnh đi kèm sinh động để trẻ thêm hứng thú. Vì tập đọc vừa có chữ vừa có hình sẽ giúp bé dễ hình dung, tăng khả năng tư duy và phát triển khả năng ngôn ngữ của bé.
Kết thúc câu chuyện, sau một thời gian bé sẽ quên những gì được kể trong truyện, do đó bạn có thể cho bé kể lại theo ghi nhớ và giọng văn của bé để kích thích kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của mình vì chắc chắn sau khi được nghe qua, bé sẽ có thể ghi nhớ những từ quan trọng trong truyện và dựa vào đó để kể theo lối văn của trẻ.
Việc tập cho các bé chậm nói khắc phục được chính là một quá trình kiên nhẫn, từng bước một. Mỗi bạn sẽ có một phương pháp hướng dẫn riêng, nhưng nhìn chung để cho các bé quen dần với ngôn ngữ, chính là hãy cho các bé tiếp xúc với ngôn ngữ thật nhiều và được tập nói nhiều nhất có thể. Chính vì thế, nếu lớp gia sư của bạn gặp phải trường hợp này, hãy cố gắng kiên nhẫn để dẫn dắt trẻ từng bước khắc phục khả năng nói ở bé.