CÁCH DẠY HỌC SINH LỚP 6

Lớp 6 là giai đoạn rất quan trọng trong quá tình học tập của trẻ, vì sẽ có rất nhiều thay đổi lớn về môi trường học, nội dung kiến thức lẫn thay đổi về tâm sinh lý. Khác với cấp 1 việc học còn nhẹ, các em còn vô tư, thì bắt đầu vào cấp 2, các em phải làm quen với những bài kiểm tra đánh giá, những phương pháp học chuyên sâu hơn và áp lực học tập cũng nặng hơn. Cho nên ở tiểu học nhiều bạn học rất tốt, rất tự tin nhưng khi vô cấp 2 lại trầm hẳn, sức học sút hẳn và trở nên mất tự tin. 

Tuy nhiên, ngược lại nếu phụ huynh quan tâm và có sự tương tác chuẩn bị tốt cho con thì lớp 6 sẽ trở thành bước đệm tốt giúp các bạn ấy “tăng tốc” sau này. Vì thế dưới đây là một số lưu ý để bạn tham khảo khi nhận được học sinh lớp 6.

Trung tam gia su
Trung tam gia su

Các điểm cần lưu ý:

Về tâm sinh lý:

Giai đoạn từ lớp 5 chuyển sang lớp 6 là tuổi dậy thì của các bạn, thường sẽ rất nhạy cảm và có nhiều thay đổi cả về nhận thức lẫn ngoại hình. Việc thay đổi tâm sinh ý cùng với việc các em sẽ bắt đầu làm quen một môi trường mới, lạ lẫm và có sự trưởng thành hơn nên sẽ không tránh khỏi các em ấy thấy sợ hãi và có phần chán nản. Chính vì vậy đây là thời điểm người lớn nên bên cạnh làm bạn với con, tâm sự hoặc hướng dẫn con học hành nhưng phải tâm lý và hiểu được bọn trẻ.

Tuổi mới lớn sẽ có những suy nghĩ khác với người lớn vì thế để việc dạy của bạn và việc học của học trò phối hợp ăn ý và hiệu quả thì tốt hơn hết bạn cần hiểu suy nghĩ của các bạn nhỏ. Hiểu ở đây là chỉ cần dừng lại ở mức độ cơ bản, nắm tâm lý chung của trẻ và biết sơ bộ góc nhìn của trẻ đối với 1 vấn đề như thế nào.

Gia su tai nha
Gia su tai nha

Phương pháp học tập:

Từ cấp 1 lên cấp 2 thay đổi lớn nhất là phương pháp học tập và cách thức thầy cô giảng dạy. Các con phải làm quen với nhiều môn học và quen với việc mỗi thầy/cô phụ trách một môn học riêng nhưng quan trọng nhất là cách giảng bài và ghi chép vào tập vở. Sẽ không còn kiểu đọc từng câu từ từ cho các con chép mà thầy cô bên trên giảng bài , bên dưới học sinh ghi chép những ý chính. Ngoài ra, các bạn còn phải thsihc ứng nhanh với việc tự ghi bài, soạn bài trước ở nhà và làm bài tập.

Nội dung học tập:

Từ lớp 6 các em sẽ phải học nhiều môn hơn và sẽ có những môn học hơn và mức độ chuyên môn hóa cũng cao dần, nhiều môn mới và thầy cô mới.

Một thay đổi quan trọng khác chính là điểm số. Cấp 2 các em sẽ được làm quen với các bài kiểm tra đánh giá, kiểm tra miệng, kiểm tra đột xuất 15p, kiểm tra 1 tiết,… nên điểm số và cách tính điểm cũng khó hơn nên việc đạt được 10 phẩy không còn dễ như thời tiểu học. Vì thế bạn cần hãy cho trẻ làm quen dần với việc không được điểm như mong muốn, vì thế sẽ không dễ thích ứng nếu không có sự chuẩn bị ngay từ đầu.

Day kem tai nha
Day kem tai nha

Một số phương pháp tham khảo:

Định hình cơ bản kiến thức môn học:

Trước khi bắt đầu với một lượng kiến thức vừa nhiều và lạ lẫm, để dễ dàng cho quá trình học sau này thì bạn cần dành thời gian cùng với trẻ định hình kiến thức cơ bản của các môn học. Tức là bạn sẽ liệt kê những phần kiến thức cốt lõi của chương trình lớp 6 của từng môn học để các em nắm được, quen với kiểu phân bố bài học như thế để tương tự lên lớp 7, 8, 9 các em học tốt hơn.

Việc định hình kiến thức sẽ giúp các em theo sát môn học hơn, có một “bảng tóm tắt” kiến thức cụ thể để các em tìm hiểu thêm bên ngoài mà không đi xa chương trình học. Ngoài ra, điều này còn giúp người dạy nắm được chương trình học của trẻ, kiến thức về từng môn học để giúp đỡ trẻ.

Giao vien day kem tai nha
Giao vien day kem tai nha

Tìm phương pháp học phù hợp với trẻ:

Với lượng kiến thức tăng đáng kể so với cấp 1, thì việc thiết kế một phương pháp học phù hợp với trẻ sẽ là “vũ khí” để trẻ học tốt ở năm cấp 2, vừa đạt kết quả tốt vừa tiết kiệm được thời gian. 

Khi vào lớp 6, các em sẽ chưa chuẩn bị được cho mình một phương pháp học cũng như cách học phù hợp với bản thân. Cho nên rất cần sự hỗ trợ từ phía giáo viên và phụ huynh giúp đỡ. Có thể bắt đầu từ việc quan sát khả năng học tập của con mà có nhiều phương pháp khác nhau, thử qua nhiều cách học, lưu ý kết quả để tìm ra cách thích hợp nhất.

Đừng để trẻ đuối sức khi vào lớp 6:

Sự thay đổi lớn về nhiều mặt từ lớp 5 sang lớp 6 sẽ mang lại cho trẻ cảm giác mệt mỏi và áp lực ở những giai đoạn đầu cho chưa quen. Khi về nhà sẽ được giao nhiều bài tập và soạn bài mới cho ngày hôm sau, quy trình này cứ lặp đi lặp lại sẽ gây ra chán nản ở trẻ nên thầy cô và phụ huynh cần lưu ý hỗ trợ con để trẻ không cảm thấy đuối sức ở thời gian đầu. 

Gia su day kem
Gia su day kem

Hướng dẫn học sinh tự học:

Kiến thức cấp 2 trở đi đòi hỏi sự tư duy và tự học nhiều ở trẻ. Lượng bài vở kiến thức rất nhiều nhưng thời gian một tiết học trên lớp sẽ không đủ để thầy cô truyền đạt hết cho học sinh. Cho nên ngoài bài tập trong sách, bạn nên khuyến khích trẻ tìm tòi thêm sách bên ngoài để tham khảo và mở rộng kiến thức hơn.

Việc tự học cũng giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo rất nhiều. Thay vì lúc nào cũng có người bên cạnh để hướng dẫ, hãy tạo cho trẻ một không gian riêng để tự học. Vì nếu cứ luôn hướng dẫn, mở đường sẵn cho con trẻ, chúng sẽ học một cách máy móc và thụ động. Nhưng nếu dành cho trẻ không gian riêng để nghiên cứu, trẻ sẽ phát huy được khả năng tư duy và rèn luyện được kĩ năng tự học.

Lập kế hoạch cho việc học:

Thêm một điều quan trọng để trẻ học tốt khi vào lớp 6 là lập một kế hoạch học tập logic để quá trình học diễn ra suôn sẻ. Kế hoạch có thể theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng với những cột mốc thời gian, những công việc cần phải làm và hoàn thành. Rèn luyện việc sử dụng kế hoạch học tập sẽ giúp trẻ học tập và làm việc có kế hoạch mà không bỏ quên một công việc cần làm nào.


Top 10 Chọc Lọc
chat-active-icon