Dạy trẻ thói quen cầm bút, tư thế ngồi đúng từ nhỏ sẽ giúp cho phụ huynh loại bỏ được những hiểm nguy có thể gặp cho trẻ về vấn đề cột sống, thị lực. Không chỉ vậy, việc viết đúng cách sẽ giúp trẻ viết đẹp hơn cũng như giúp cho việc học tốt hơn. Vậy chính xác là phải hướng dẫn trẻ bằng cách nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho phụ huynh câu hỏi trên.
Bước 1: Về các dụng cụ học tập
Để bước chuẩn bị được hoàn thiện nhất, phụ huynh nên chuẩn bị:
- Bàn học, ghế ngồi : chọn 1 bộ bàn ghế chắc chắn, không bị kênh, phù hợp với chiều cao hiện tại của trẻ. Ghế ngồi làm sao để chân bé vừa chạm đến mặt đất tạo góc 90 độ.
- Giấy, vở : nên mua tập vở 4 ô ly, có đường kẻ ngang dọc, giúp bé dễ dàng căn chỉnh kích thước của con chữ. Ngoài ra phụ huynh nên lưu ý mua tập loại giấy trắng, dày dặn, để không bị rách khi tẩy và không nhòe khi viết bút mực.
- Bút viết : Nên chọn bút chì 2B hoặc HB, không nên sử dụng bút chì bấm. Bút không cần dài mà chỉ bằng 2/3 bút thường để trẻ tập dùng bút dễ dàng hơn.
- Tẩy: Những loại tẩy có hình dạng ngộ nghĩnh, độc đáo hay rẻ tiền thường không chất lượng, làm rách giấy. Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị 1 cục tẩy sạch, chất lượng với giá thành hợp lý cho bé.
Bước 2: Về tư thế ngồi học chuẩn.
Bước này sẽ tạo thói quen ngồi học cho đến suốt cuộc đời nên nếu ngồi không đúng, sẽ ảnh hưởng đến cột sống và sức khỏe sau này của trẻ.
Tư thế ngồi học đúng chuẩn đó là :
- Hai chân chạm đất, để bằng phẳng, thoải mái;
- Ngồi thẳng người, lưu ý tư thế lưng và cổ của con và lưng vuông góc với ghế ngồi;
- Cúi đầu vừa phải, cố gắng giữthẳng, mắt hướng xuống trang giấy và đừng cúi cả đầu;
- Điều chỉnh khoảng cách thích hợp từ mắt đến tập, từ 25 – 30cm;
- Tay trái đặt thoải mái trên bàn giữ cho vở không di chuyển;
- Áng sáng vừa đủ, không quá chói cũng không quá tối, nên chiếu từ trái sang.
Đối với trẻ con, giữ lâu một tư thế không dễ dàng gì; do đó thỉnh thoảng nên cho trẻ thả lỏng tư thế để đỡ mỏi hơn.
Bước 3: Về việc thực hành viết chữ.
Hướng dẫn trẻ cách viết chữ với các bước sau :
- Dùng 3 ngón út, áp út và giữa chụm lại, làm trụ.
- Di chuyển bút bằng ngón trỏ và ngón cái.
- Tập viết chậm trước cho tay cứng cáp và dễ rèn nét chữ, sau khi dã quen thì viết nhanh hơn.
Bước 4: Nghỉ ngơi.
Vươn vai hoặc đứng dậy đi lại một lúc hoặc uống một chút nước để tỉnh táo hơn trong vòng 15 phút rồi lại luyện tập tiếp sẽ là những khoảng nghỉ ngơi cần thiết cho trẻ. Mỗi tiết tập viết chỉ nên kéo dài khoảng 45 phút là đủ. Không nên thúc ép trẻ viết bài liên tục và quá nhiều, sẽ phản tác dụng, khiến trẻ thấy mệt mỏi với việc học.
Bước 5: Rèn luyện mỗi ngày.
Rèn luyện chữ viết nắn nót, tỉ mỉ và luyện tập hằng ngày sẽ giúp trẻ làm quen dần với bàn học và tạo tính tự giác đối với việc học.
Phụ huynh nên phân chia thời gian học phù hợp để trẻ có thể cân bằng việc học với chơi, giữ tâm trạng thoải mái để tiếp thu bài học mới, sử dụng khung thời gian dành cho việc học thật hiệu quả và năng suất!
Thói quen cầm bút và tư thế ngồi học đúng chuẩn từ nhỏ sẽ giúp trẻ tránh được rất nhiều rủi ro và bảo vệ thị lực, xương sống cho trẻ một cách hoàn hảo. Phụ huynh nên kiên nhẫn hướng dẫn trẻ theo những bước trên từ từ chậm rãi. Chúc các bậc phụ huynh thành công với các bước hướng dẫn trên!