Học tập là một quá trình không ngừng nghỉ và kéo dài xuyên suốt cả một đời người. Đối với con trẻ, việc trau dồi kiến thức, học hỏi các kỹ năng sống từ bên ngoài đã và luôn luôn là những kỹ năng quan trọng nhất mà phụ huynh cần chú ý giúp trẻ phát triển. Tuy nhiên, ở độ tuổi còn nhỏ, khi mà sự tập trung của trẻ vẫn chưa được rèn luyện và phát triển hết mức, thì việc thay đổi trong cách suy nghĩ cũng như thái độ học tập là không tránh khỏi, đặc biệt là vấn đề lười học luôn là nỗi lo lắng chung của tất cả các bậc phụ huynh. Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ tìm ra được giải pháp cho mối lo này.
Sự áp đặt, kỳ vọng quá mức của cha mẹ vô tình tạo áp lực lên con
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình khi sinh ra sau này sẽ trở thành “ông này, bà nọ”. Với tâm lý đó, sự kỳ vọng quá mức của phụ huynh vô hình chung sẽ khiến trẻ mang theo trong mình trọng trách nặng nề, phải làm rạng danh gia đình, bố mẹ. Chính điều đó, dù ít hay nhiều, sẽ khiến trẻ cảm thấy bị mất động cơ thúc đẩy, gây chán nản, mang tâm lý tiêu cực mà lớn lên. Dần dà, trẻ sẽ không còn đam mê học hỏi nữa.
Tâm lý “khôn trước”
Ngày nay, với tâm lý để con đi học thêm, học trước những bài trên lớp để khi lên lớp thì khối lượng bài học sẽ nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc vì trẻ đã học trước bài này rồi, nên khi lên lớp, trẻ sẽ không còn tập trung vào bài học nữa. Từ đó, dẫn tới tâm lý chủ quan, tất cả các môn học đều có thể học trước, thì cho dù khi lên lớp, những kiến thức bổ sung hoặc mở rộng trong bài, trẻ cũng không có được sự tâm trung đó. Dẫn đến sự lười biếng khi tham dự những tiết học chính thức trên trường, bên cạnh đó cũng làm suy giảm khả năng tập trung của trẻ.
Sự nuông chiều quá mức của cha mẹ
Tình thương cha mẹ dành cho con cái luôn bao la và vô điều kiện, đó là một trong những tình cảm đẹp và quý báu. Tuy nhiên, yêu thương con cũng phải đúng cách, không nên nuông chiều con quá mức hay thậm chí không muốn để con tự làm mặc dù đó là những việc vô cùng nhỏ nhặt.
Tập cho trẻ tính tự giác, có ý thức ngay từ nhỏ sẽ giúp rất nhiều cho việc tạo nên tính cách biết giúp đỡ gia đình, kỹ năng giải quyết vấn đề – một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng cho trẻ sau này khi lớn lên. Khi bé tự lập, những việc làm nhỏ như tự đánh răng, rửa mặt và tự làm bài tập sẽ giúp phụ huynh đỡ được rất nhiều phần chăm sóc và tập trung hơn vào công việc của mình.
Kiến thức ngày một khó và nhiều hơn
Từ xưa đến nay, mọi người trong chúng ta luôn có chung quan niệm là kiến thức tổng hợp mới là quan trọng nhất. Rồi bắt trẻ phải giỏi đều tất cả các môn học, khiến trẻ chỉ biết chăm chăm vào học hết lượng kiến thức khổng lồ của tất cả mười mấy môn học. Điều này không chỉ gây tiêu cực về mặt sức khỏe mà còn khiến trẻ không tìm ra được môn học thế mạnh, môn học yêu thích của bản thân mà cứ chú vào học vẹt, học cho giỏi đều. Dẫn đến tương lai sau này trẻ sẽ mù mờ không tính trước được về hướng đi, ngành học đại học, cao đẳng nào mà chỉ học cho có.
Hy vọng 4 phương pháp trên ít nhiều sẽ giúp phụ huynh tìm ra cách riêng để dạy cho những trẻ còn lười học.