CÁCH DẠY TRẺ BIẾT NGHE LỜI

Một trong những vấn đề khó khăn nhất trong việc giáo dục con đối với bất kỳ phụ huynh nào là “nói sao cho trẻ nghe lời”. Chiều chuộng con thì dễ nhưng để trẻ nghe lời mình, hiểu và làm theo những gì mình yêu cầu không hề đơn giản.

Bên cạnh yếu tố sự thay đổi tính cách ở mỗi độ tuổi, việc trẻ có nghe lời hay không còn phụ thuộc vào cách giáo dục và môi trường sống của trẻ. Để “giải” thành công vấn đề này, dưới đây là một số phương pháp dạy trẻ biết nghe lời bạn có thể tham khảo.

Gia su day kem
Gia su day kem

Vì sao trẻ không nghe lời:

Có rất nhiều lý do khiến một đứa trẻ khiến một đứa trẻ không nghe lời, khó bảo. Vì thế để có thể dạy con ngoan ngoãn, trước hết bạn phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không nghe lời, chỉ khi đã tìm hiểu rõ vấn đề thì mới có hướng giải quyết hiệu quả. Dưới đây là một số lý do phổ biến làm trẻ trở nên không nghe lời:

  – Quản thúc trẻ quá nghiêm khắc: việc các phụ huynh hiện nay dành quá nhiều thời gian kiểm soát con mình chính là nguyên nhân làm trẻ có những thái độ chống đối lại. Khi trẻ lớn dần, chúng thường thích sự tự do và có suy nghĩ độc lập, nếu người lớn không để ý đến những thay đổi này, vẫn bảo vệ và quản thúc trẻ quá mức, điều đó sẽ gây ra các tác động tiêu cực.

  – Khiến trẻ trở nên lì lợm và bạo lực: việc cha mẹ thường dùng đòn roi để giáo dục con trẻ cũng ảnh hưởng một phần đến tâm lý của bé. Những trận đòn roi không chỉ gây ra đau đớn thể xác mà còn gây tác động xấu cho tinh thần ở trẻ. Dần dần bắt đầu hình thành trong suy nghĩ của trẻ sự căm ghét cha mẹ sau những trận đòn, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái cũng ngày càng xa. Chính những trận đánh khiến trẻ nảy sinh tâm lý phản kháng bằng cách phản ứng ngược và tỏ thái độ lì lợm. 

  – Quá cưng chiều trẻ: khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ thường nuông chiu và đồng ý với mọi yêu cần của con, ngay cả những đề nghị vô lý và ngang ngược với tư tưởng “trẻ con còn nhỏ có biết gì đâu”. Điều này sẽ tạo thói quen xấu ở con mà nếu còn tiếp tục thì sẽ khó sửa đổi sau này, trẻ sống trong sự vô lo, cưng chiều quá mức sẽ hình thành cho trẻ tâm lý ỷ lại, lười nhác, kém tự lập; mất đi sự sáng tạo, sự chịu khó và trở nên bướng bỉnh, kiêu căng và hay đòi hỏi.

Giao vien day kem tai nha
Giao vien day kem tai nha

Cách dạy con biết nghe lời:

Học cách thấu hiểu:

Bạn phải hiểu rằng, một khi trẻ đã tức giận thì chúng sẽ không nghe lời ai và không học được gì, thay vì tiếp tục nói, hãy cho trẻ một không gian yên tĩnh để bình tĩnh lại. Đừng áp dụng những hình phạt la mắng hay đánh đòn mà bạn hãy từ từ tiếp cận trẻ để hiểu vấn đề của con hơn. Nếu bé vẫn còn sợ hãi hoặc còn tỏ thái độ, đừng cố giải thích lỗi lầm của con mà thay vào đó hãy tạo cho trẻ cảm giác an toàn và được yêu thương. Sau đó thì hãy nhẹ nhàng giải thích và dạy bảo trẻ.

Day kem tai nha
Day kem tai nha

Giúp đỡ trẻ, cùng con làm bạn:

Trẻ còn nhỏ sẽ không thể tự hoàn thành được công việc mà không có sự giúp đỡ của người lớn. Nếu bé đang gặp khó khăn trong việc nào đó, bạn hãy dành thời gian cùng làm với bé để vừa gắn kết được tình cảm giữa mình với bé mà nhân cơ hội có thể chỉ dạy con qua những khó khăn con gặp phải, bên cạnh đó còn rèn luyện cho con tính chịu khó không bỏ cuộc khi gặp chuyện khó. Tạo thói quen là một điều rất quan trọng giúp trẻ có những khung hướng dẫn xây dựng kỹ năng cơ bản, giúp hình thành tính cách tốt và lối suy nghĩ.

Hãy tắt điện thoại, ti vi để dành thời gian làm bạn với con. Có làm bạn với trẻ, bạn sẽ hiểu được những suy nghĩ và được nghe những tâm sự thủ thỉ của bé để có sự kết nối qua lại giữa người lớn và con nít. Khi bạn đã trở thành một người bạn của con, bé sẽ dễ dàng hợp tác với bạn hơn.

Gia su tai nha
Gia su tai nha

Đưa ra quy tắc với sự thấu hiểu:

Việc dạy dỗ chắc chắn không thể thiếu những quy tắc để trẻ tuân thủ theo. Ví dụ con sẽ được giải lao chơi game 10 phút sau khi con hoàn thành số bài tập được giao. Để trẻ làm quen và tuân thủ những quy tắc sẽ giúp bé vào một nề nếp cụ thể và khi bạn đưa ra yêu cầu trẻ sẽ theo quy tắc mà thực hiện. Tuy nhiên, để dạy bé nghe lời, bạn cũng cần phải quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Đừng đưa ra những quy tắc mang tính áp đặc cho trẻ quá mà hãy hiểu tâm lý của trẻ và có sự yêu thương. Khi trẻ cảm thấy bản thân được hiểu, chúng sẽ ngoan ngoãn và nghe lời bạn.

Hướng dẫn trẻ cách sửa sai:

Hãy hướng dẫn trẻ học cách sửa sai thật sớm để bạn có thể truyền tải những thông điệp của bản thân một cách dễ dàng nhất. Bạn nên làm gương trước cho con, ví dụ như việc bạn nhẹ nhàng bảo trẻ dùng khăn giấy lau vết sữa đổ của mình nhưng không phàn nàn hay xấu hổ. Để trẻ cảm thấy mình cần có trách nhiệm cho việc làm của mình thì khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ bình tĩnh xử lý những cơn cáu giận khi gặp chuyện không vừa lòng. Tấm gương về sửa lỗi và xin lỗi sẽ giúp con học một cách nhanh nhất.


Top 10 Chọc Lọc
chat-active-icon