Khác với các bé lớp 1 còn bỡ ngỡ với môi trường giáo dục vì trường học khác với trường mầm non như các bé đã từng học nên sẽ có nhiều sợ hãi, thay vào đó các bé lớp 2 đã làm quen được với việc đến trường hàng ngày. Đồng nghĩa với việc đó là kiến thức của chương trình lớp 2 sẽ nặng hơn lớp 1, đòi hỏi các bé phải đầu tư nhiều thời gian vào bài. Vì thế người gia sư cần nắm vững kiến thức chuyên môn để hướng dẫn chính xác vì các lớp ở tiểu học là giai đoạn để hình thành ở trẻ kiến thức nền cơ bản, nên bạn cần có cách để truyền đạt đúng nhất và dễ hiểu nhất để các bé tiếp thu dễ dàng.
Những khó khăn dễ gặp phải khi làm gia sư lớp 2:
Khi đến gia sư tại nhà, phụ huynh sẽ dễ theo dõi con mình và quá trình bạn giảng dạy con họ. Vì chương trình học của bé bắt đầu nặng hơn, nên phụ huyng cũng yêu cầu cao vfa quan sát nhiều hơn.
Thứ nhất, họ sẽ quan sát và đánh giá được kĩ năng cũng như trình độ của gia sư. Vì chủ yếu công việc gia sư là những bạn sinh viên, chưa nhiều kinh nghiệm giảng dạy nên sẽ được chú ý hơn là giáo viên. Đối với những gia đình khó tính, họ sẽ thường khắc khe và đặt nhiều yêu cầu cao.
Thứ hai là cách dạy cũng như phương pháp của gia sư. Vì ở lứa tuổi nhỏ, phương pháp dạy học sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập sau này của trẻ. Cho nên một phương giảng dạy phù hợp là yếu tố quan trọng người gia sư cần chú ý.
Không thể không nhắc đến khó khăn từ học sinh. Không giống như học sinh cấp 2 cấp 3, độ tuổi các bé lớp 2 (cũng giống như lớp 1) thường sẽ hay nghịch ngợm, không nghe lời và không chịu ngồi yên trong một thời gian dài. Chính vì thế bạn phải thường xuyên nhắc nhở và ổn định lại học trò của mình, đối với những bạn không có tính kiên nhẫn thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên mình lại không được phép la mắng, đánh các bé, phải nhẹ nhàng nói chuyện và từ từ khuyên bảo các bé.
Xem thêm: Khi nào nên cho con học tiếng anh
Một số kinh nghiệm gia sư lớp 2:
Thứ nhất là về tác phong cũng như thời gian. Đây là điều không riêng gì công việc gia sư mà bất ký khi nào mình đi làm cũng đều lưu ý. Buổi đầu tiên, gia sư nên ăn mặc giản dị lịch sự nhưng vẫn chững chạc trưởng thành, vì như thế sẽ dễ tạo thiện cảm với phụ huynh và họ sẽ tin tưởng mình hơn. Luôn luôn đến đúng giờ cho dù là buổi đầu hay các buổi sau. Nên đến trước 10 hoặc 15 phút vào buổi đầu tiên để có thời gian tìm nhà và tránh các vấn đề phát sinh. Vì nếu bạn đến trễ, sẽ gây ấn tượng xấu cho phụ huynh, nếu gia đình khó họ có thể cho bạn nghỉ ngay buổi đầu tiên.
Thứ hai, bạn cần phải nắm chắc kiến thức về môn học bạn dạy cũng như chuẩn bị tài liệu đầy đủ cho các buổi học, tốt nhất là nên chuẩn bị dư để mình luôn chủ động trong việc giảng dạy. Kiến thức lớp 2 sẽ khó hơn lớp 1 nhiều, và bạn cũng không thể để các bé vừa học vừa chơi như lớp 1 được. Độ tuổi này bạn có thể dạy cho bé những phần kiến thức khó hơn và cho bài tập để bé luyện tập.
Gia sư phải chuẩn bị kiến thức tốt và thứ tự chương trình lớp 2 của bé. Nắm rõ mục tiêu bài học và các cách giải bài tập phù hợp với trình độ lớp 2. Có thể các dạng bài tập của các bé bạn có thể tìm ra những cách giải ngắn gọn nhưng đòi hỏi kiến thức phải nâng cao của các lớp lớn, cho nên bạn phải theo sát các hướng dẫn giải của sách giáo khoa để không djy sai cho trẻ.
Tham khảo thêm: Đặc điểm của đàn Organ và đàn Piano
Lưu ý khi gia sư lớp 2:
– Luôn đến đúng giờ và tác phong nghiêm túc.
– Chuẩn bị tài liệu đầy đủ và chính xác để buổi học diễn ra suôn sẻ.
– Luôn kiên nhẫn và từ từ hướng dẫn, không được quát mắng cũng như đánh học sinh, điều này gây khó chịu rất lớn đối với phụ huynh.
– Chủ động cập nhật tình hình và kết quả học tập của bé cho phụ huynh để họ nắm bắt cũng như theo dõi quá trình giảng dạy và trình độ của bé.
– Nếu nghỉ buổi dạy nào phải thông báo trước và cụ thể lí do cho phụ huynh. Sau đó phải tổ chức dạy bù cho học sinh.
– Hạn chế nhắc đến vấn đề tiền lương trong buổi đầu. Khi nào gần kết thúc tháng học thì thông báo để phụ huynh biết.
Mỗi công việc nào cũng cần có phương pháp để mang đến hiệu quả, gia sư cũng không ngoại lệ. Đây còn là việc ngoài giờ không có trường lớp đào tạo, mà đều đến từ kinh nghiệm bản thân và lời khuyên của người đi trước. Vì thế để có một lớp dạy chất lượng, bạn hãy chuẩn bị cho bản thân những kỹ năng gia sư tốt.