CÁCH DẠY GIA SƯ LỚP 1

Xu hướng gia sư hiện nay:

Hiện nay, một bạn sinh viên có thể dễ dàng nhận từ một đến hai lớp gia sư để kiếm thêm thu nhập. Vì tính chất công việc nhẹ nhàng, có một chút kiến thức nền tảng và khả năng truyền đạt dễ hiểu cho người nghe thì bạn có thể nhận gia sư một vài cấp độ. Tuy nhiên gia sư cho học sinh cấp 2, cấp 3 sẽ khác với cấp 1, đặc biệt là các bé lớp 1. Ở độ tuổi lớp 1, khả năng tiếp thu và hiểu vẫn chưa được phát triển hết, cho nên những buổi dạy khô khan sẽ không bao giờ thu hút được các bé. Vì vậy, gia sư lớp 1 ngoài việc truyền tải kiến thức, bạn cũng cần phải trang bị một số kỹ năng giao tiếp với các bé để có những buổi học đạt chất lượng. 

Gia sư

Những khó khăn dễ gặp phải khi làm gia sư lớp 1:

Khó khăn đầu tiên sẽ đến từ phụ huynh. Khi đến gia sư tại nhà, phụ huynh sẽ dễ theo dõi con mình và quá trình bạn giảng dạy con họ. Vì các bé còn nhỏ tuổi, rất nhanh tiếp thu những cái mới, các bậc cha mẹ sẽ đặc biệt chú ý đến trình độ cũng như tác phong làm việc của bạn để tránh những ảnh hưởng xấu tác động đến trẻ. 
Thứ nhất, họ sẽ quan sát và đánh giá được kĩ năng cũng như trình độ của gia sư. Vì chủ yếu công việc gia sư là những bạn sinh viên, chưa nhiều kinh nghiệm giảng dạy nên sẽ được chú ý hơn là giáo viên. Đối với những gia đình khó tính, họ sẽ thường khắc khe và đặt nhiều yêu cầu cao. 
Thứ hai là cách dạy cũng như phương pháp của gia sư. Vì ở lứa tuổi nhỏ, phương pháp dạy học sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập sau này của trẻ. Cho nên một phương giảng dạy phù hợp là yếu tố quan trọng người gia sư cần chú ý.
Không thể không nhắc đến khó khăn từ học sinh. Không giống như học sinh cấp 2 cấp 3, độ tuổi các bé lớp 1 (tiểu học nói chung) thường sẽ hay nghịch ngợm, không nghe lời và không chịu ngồi yên trong một thời gian dài. Chính vì thế bạn phải thường xuyên nhắc nhở và ổn định lại học trò của mình, đối với những bạn không có tính kiên nhẫn thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên mình lại không được phép la mắng, đánh các bé, phải nhẹ nhàng nói chuyện và từ từ khuyên bảo các bé. Nhưng cũng không phải bé nào cũng vậy, vẫn có các bé ngoan ngoãn và biết nghe lời gia sư, giáo viên.

xem thêm: Trung tâm gia sư Tài Năng Trẻ có uy tín hay không ?

Trung tâm gia sư

Một số kinh nghiệm gia sư lớp 1:

Thứ nhất là về tác phong cũng như thời gian. Buổi đầu tiên, gia sư nên ăn mặc giản dị lịch sự nhưng vẫn chững chạc trưởng thành, vì như thế sẽ dễ tạo thiện cảm với phụ huynh và họ sẽ tin tưởng mình hơn. Luôn luôn đến đúng giờ cho dù là buổi đầu hay các buổi sau. Nên đến trước 10 hoặc 15 phút vào buổi đầu tiên để có thời gian tìm nhà và tránh các vấn đề phát sinh. Vì nếu bạn đến trễ, sẽ gây ấn tượng xấu cho phụ huynh, nếu gia đình khó họ có thể cho bạn nghỉ ngay buổi đầu tiên.
Thứ hai, bạn cần phải nắm chắc kiến thức về môn học bạn dạy cũng như chuẩn bị tài liệu đầy đủ cho các buổi học, tốt nhất là nên chuẩn bị dư để mình luôn chủ động trong việc giảng dạy. Nhiều bạn sinh viên ỷ y nghĩ kiến thức lớp 1 rất dễ nên không chuẩn bị kĩ, dẫn đến trường hợp dạy sai kiến thức, hoặc đôi khi các bé sẽ hỏi các câu hỏi ngoài sách giáo khoa mà gia sư không trả lời được. Hậu quả là kết thúc buổi dạy đầu tiên, phụ huynh sẽ từ chối bạn thôi.
Cuối cùng và cũng quan trọng không kém, buổi đầu đi dạy, bạn đừng nên dạy gì nhiều, hãy làm quen với bé trước. Tìm hiểu sở thích của bé, nói chuyện nhiều với bé, làm cho bé thích thú ngay buổi học đầu tiên để cô và trò thân với nhau hơn, từ đó trong quá trình bạn dạy, nếu có những lúc nghiêm khắc thì bé sẽ không thấy sợ mà ngồi yên và nghe theo bạn. Hãy lồng ghép những trò chơi vui trong thời gian buổi dạy và những phần thưởng để bé có thể thoải mái và cảm thấy hứng thú với các buổi học tiếp theo.

tham khảo thêm: DẠY BÉ TẬP ĐỌC LỚP 1

Gia sư tại nhà

Lưu ý khi gia sư lớp 1:

– Luôn đến đúng giờ và tác phong nghiêm túc.
– Chuẩn bị tài liệu đầy đủ và chính xác để buổi học diễn ra suôn sẻ.
– Luôn kiên nhẫn và từ từ hướng dẫn, không được quát mắng cũng như đánh học sinh, điều này gây khó chịu rất lớn đối với phụ huynh.
– Chủ động cập nhật tình hình và kết quả học tập của bé cho phụ huynh để họ nắm bắt cũng như theo dõi quá trình giảng dạy và trình độ của bé.
– Nếu nghỉ buổi dạy nào phải thông báo trước và cụ thể lí do cho phụ huynh. Sau đó phải tổ chức dạy bù cho học sinh.
– Hạn chế nhắc đến vấn đề tiền lương trong buổi đầu. Khi nào gần kết thúc tháng học thì thông báo để phụ huynh biết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





Top 10 Chọc Lọc
chat-active-icon