Hiện nay, rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn công việc gia sư làm công việc kiếm sống phụ giúp gia đình, và lấy kinh nghiệm cuộc sống. Công việc gia sư cũng có những khó khăn và vất vả cho người làm, và có nhiều sự đòi hòi chất lượng từ phía phụ huynh học sinh, tuy nhiên lại vô cùng cần thiết và hữu ích cho các gia đình có con học còn yếu kém
Khó khăn do gặp phụ huynh khó tính.
Bạn T. Anh (sinh viên Báo chí trường ĐH Sư phạm) chia sẻ: “Khi không có việc làm thì háo hức đi dạy. Đến khi đi dạy rồi thì lại ước gì mình được ở nhà cho khỏe. Do học sinh của mình hết sức lười học, nên dù mình có luôn đốc thúc, dạy hết mình nhưng em ấy không chịu ngồi yên nghe giảng, mà cứ chốc chốc lại lướt điện thoại. Bởi vậy mà kết quả không được tốt như cha mẹ mong đợi, nên phụ huynh đã tỏ ra khó chịu.”
Bạn T.Duyên (sinh viên khoa Tâm lý – Trường ĐH Sư phạm) tâm sự: “Mình hiện đang dạy cho một bé học lớp 3, khổ nhất là khi bố mẹ bé quá chiều con, nó động đòi gì là bố mẹ đáp ứng ngay, nếu không cu cậu lăn ra khóc ăn vạ. Khi dạy mình hơi la bé một chút thì cha mẹ đã tỏ ra khó chịu, có khi còn đứng ra bênh vực con, nói lại mình.”
Khó khăn từ phía học sinh
Bạn Lan Chi (sinh viên trường Đại Học Ngoại ngữ Hà Nội) chia sẻ: “Mình rất vui và phấn khởi trong ngày đầu tiên đi dạy. Mình dạy một cu cậu học sinh lớp ba. Học sinh này rất lười học và còn bướng bỉnh nữa nên khi mình hướng dẫn đã không chịu nghe lại còn hay cãi bướng nữa. Mỗi buổi học là bày đủ thứ trò, hết đi lấy cái này đến lấy cái khác, nhiều khi ngồi chờ cả tiếng vì nó chạy đâu mất”.
xem thêm: CÁCH LÀM GIA SƯ HIỆU QUẢ
Nhận nhiều lớp quá
Bạn Thanh (sinh viên khoa ngoại ngữ – trường ĐH sư phạm Hà Nội) chia sẻ: “Vì muốn kiếm tiền nên lúc đầu mình đăng ký đến 2-3 lớp, ngay cả lớp ôn thi đại học mình cũng nhận bừa vì nghĩ mình cũng thi khối A và cũng chưa lâu, đến khi dạy rồi mới biết thật không dễ dàng để truyền đạt, hướng dẫn và thật sự nhiều chỗ mình không còn nhớ nổi. Vì lỡ nhận nên mình cũng cố dạy cho hết tháng, mình phải mua sách giáo khoa cũng như sách giải về nhà “nghiên cứu” rất nhiều nên rất tốn thời gian. Nhiều khi chỉ lo soạn bài vở đi dạy trong khi bài vở của mình thì chưa làm gì hết”.
Tham khảo: CÁCH NHẬN BIẾT TRUNG TÂM GIA SƯ UY TÍN
Vì sao tôi chọn nghề gia sư
Chị Lan chia sẻ: “Tôi chọn nghề làm gia sư bởi vì tôi rất yêu trẻ con, luôn muốn giúp trẻ em có điều kiện học tập, công việc gia sư giúp tôi có điều kiện tiếp cận với những em còn yếu kém, để giúp chúng trau dồi thêm kiến thức và hoàn thiện bản thân hơn nữa. Nên công việc này khiến tôi rất vui và tự hào.:
Minh Tâm, sinh viên Đại học thành phố Hồ Chí Minh thì lại có suy nghĩ khác, cô trao đổi:” Tôi thực sự không thích làm giáo viên, bởi vậy nên khi bạn bè giới thiệu công việc gia sư, tôi đã từ chối. Nhưng thật sự sinh viên kiếm việc làm khó quá, mà gia đình tôi cũng khó khăn, nên tôi cần phải kiếm tiền. Tôi cũng thử làm phụ quán phở, rùi nhân viên quán cafe,… Nhưng thời gian vất vả quá, mà không sử dụng tới kiến thức, nên cuối cùng tôi vẫn lựa chọn nghề gia sư. Ban đầu hơi miễn cưỡng, nhưng một thời gian tôi thấy nghề này thực sự ý nghĩa và thú vị.”
Cô Hoa, hiện đang là giáo viên dạy cấp ba, bày tỏ quan điểm về việc làm thêm gia sư của mình “Thực ra, công việc gia sư cũng giống như việc tôi đi dạy thêm ở trên trường, mục đích trước tiên của tôi là truyền đạt kiến thức cho học trò, giúp chúng nắm chắc hơn bài học trên lớp. Tuy nhiên việc dạy gia sư sẽ gần gũi hơn được với từng học trò, giúp trò đó bổ sung thêm kiến thức đã bị hổng.”