Cha mẹ nên dành thời gian nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt, sử dụng những từ ngữ càng đơn giản và có tính miêu tả càng tốt. Việc cha mẹ nói chuyện với con trẻ vừa giúp trẻ có vốn từ vựng và rèn luyện khả năng nói, vừa giúp gắn kết tình cảm gia đình và con cái cũng dễ tiếp thu kiến thức nhiều hơn nói chuyện với người ngoài. Khi nói chuyện nên nói về những vấn đề mà bé quan tâm, nói về những gì bé nhìn thấy, nghe thấy, có thể sờ, ngửi, nếm,… Và mô tả kĩ các hình ảnh, các vận động của trẻ.
Để tăng cường vốn từ vựng và khả năng đọc cho trẻ, cha mẹ có thể đọc truyện hàng ngày cho trẻ, thông qua các bức tranh hay từ ngữ mẹ đọc và chỉ cho trẻ, sau đó mẹ con có thể cùng đóng kịch, kể lại câu chuyện, …
Để rèn luyện sự khéo léo cho đôi bàn tay của trẻ, có thể cho trẻ chơi các trò chơi như tô màu, vẽ tranh, tô chữ, nặn tượng, cắt dán….
Để giúp trẻ học và yêu thích môn toán, cha mẹ hãy cùng con đếm thật nhiều, đếm mọi vật xung quanh mình, đếm mọi lúc mọi nơi, như: đếm số bát trên bàn ăn, đếm số người trong gia đình, đếm xe qua lại trên đường…
Giúp bé phân loại các đồ vật theo nhiều cách khác nhau, nhận biết hình dạng, chẳng hạn như lựa chọn đồ chơi theo kích cỡ, màu sắc, vật liệu, chức năng, hình dạng, số lượng,…
Có nên cho trẻ học viết chữ và tập đọc trước khi vào lớp 1 không?
“Bạn bè tôi rất nhiều người cho rằng nên cho con đi học trước từ khi 4-5 tuổi, để tránh việc khi vào lớp 1, giáo viên không dạy rèn viết và tập đọc nên trẻ không theo kịp bạn.“
Tuy nhiên đây là tâm lý lo lắng chung của các bậc cha mẹ khi có con chuẩn bị vào lớp 1. Cha mẹ nào cũng mong muốn con học tốt, theo được các bạn, ngoài ra lại thích học, chăm học.
Các bậc cha mẹ hiện nay đa số đều cho con đi học sớm theo trào lưu và vì ganh đua, sợ con mình thua kém con người khác, nên nhiều cha mẹ đã không cân nhắc kỹ, bắt con học sớm, chạy đua vào lớp 1… Và kết quả thực tế là trẻ chưa giỏi đã chủ quan, chán học, sợ học,…
Trẻ còn quá nhỏ, bàn tay, ngón tay chưa đủ khéo léo để cầm bút, viết chữ, nếu đã viết xấu, quen dần sau này rất khó để sửa. Trẻ bé quá, khó tập trung nên thường nghịch phá, mải chơi… sẽ tạo thói quen không tốt cho việc học sau này, ngoài ra còn tạo áp lực cho cả thầy cô, cha mẹ và bản thân trẻ bị áp lực.
Trẻ còn chưa đến độ tuổi đi học, không nên ép trẻ học mà nên dạy con tính tự giác: vào bàn học đúng giờ (mỗi lần tập ngồi học chỉ nên 10-15 phút), hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn (ví dụ: quy định tô chữ 1 trang trong 10 phút), tự thay đồ, tự xúc ăn, tự đi vệ sinh, tự sắp xếp quần áo, sách vở…
Cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện với con về trường học, về thầy cô bạn bè trước khi vào lớp 1, về niềm vui khám phá tri thức, lợi ích của việc học, ước mơ của con… Những nội dung này rất cần khi chuẩn bị tâm lý cho con vào lớp 1 tự tin và thích học.
Việc cho trẻ học trước lợi bất cập hại
Ở đa số trẻ em, trước khi tròn 6 tuổi, khả năng tâm vận động chưa thật chín muồi nên việc cầm bút tô, viết chữ theo những dòng kẻ ô ly trong khoảng thời gian dài (trên 20 phút) là quá sức. Ngay cả với trẻ đủ 6 tuổi, đã vào lớp 1, phần tập tô chữ, nhất là viết chữ theo dòng kẻ ô ly cũng được xem là khó.
Bởi vậy, việc cho trẻ đi luyện chữ trước khi vào lớp 1 có thể nói là lợi bất cập hại. Khi trẻ còn quá nhỏ để viết chữ thì đa phần chữ xấu, dẫn tới việc không được khen. Hậu quả, nhẹ thì không thích đi học, chán học, nặng hơn là sợ học.
Ngoài ra, khi trẻ học trước khi vào lớp 1 thì khi đi học thật sẽ bị mất hứng thú với bài học cũng vì đã biết rồi, dẫn đến chủ quan, mất tập trung chú ý…
Ở tuổi này, trẻ có nhu cầu vận động rất lớn nên việc phải ngồi lâu để luyện chữ sẽ khiến trẻ chán và mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này của trẻ.
Việc luyện chữ cũng có nguy cơ khiến mắt quá tải vì khi tập trung viết, trẻ thường cúi gằm mặt sát vở gây thiệt hại cho sự phát triển thị lực và dẫn đến cận thị, loạn thị.