Cách dạy trẻ cách cầm bút đúng

Dạy trẻ thói quen cầm bút, tư thế ngồi đúng từ nhỏ sẽ giúp cho phụ huynh loại bỏ được những hiểm nguy có thể gặp cho trẻ về vấn đề cột sống, thị lực. Không chỉ vậy, việc viết đúng cách sẽ giúp trẻ luyện được nét chữ đẹp cùng khả năng học tập tốt hơn. Vậy chính xác là phải hướng dẫn trẻ bằng cách nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho phụ huynh câu hỏi trên.

Gia sư

Bước 1: Về các dụng cụ học tập

Để bước chuẩn bị được hoàn thiện nhất, phụ huynh nên chuẩn bị:

  • Bàn học, ghế ngồi : chọn 1 bộ bàn ghế chắc chắn, không bị kênh, phù hợp với chiều cao hiện tại của trẻ. Ghế ngồi làm sao để chân bé vừa chạm đến mặt đất tạo góc 90 độ.
  • Giấy, vở : nên mua tập vở 4 ô ly, có kẻ ngang và dọc. Với dạng tập này mẹ sẽ dễ dàng giúp bé điều chỉnh độ cao cũng như độ rộng của các con chữ. Ngoài ra tập viết mẹ nên lưu ý đầu tư mua loại vở có giấy trắng, dày dặn, khi bé tẩy sẽ không bị rách và sau này có chuyển sang bút mực viết cũng không bị nhòe.
  • Bút viết : Nên chọn bút chì 2B hoặc HB, không nên sử dụng bút chì bấm. Chiều dài bút ngắn bằng một nửa hoặc 2/3 so với những loại bút thông thường, không cần dài để trẻ cầm nhẹ hơn và cũng dễ điều khiển bút hơn.
  • Tẩy: Những loại tẩy có hình dạng ngộ nghĩnh, độc đáo hay rẻ tiền thường tẩy không sạch và rất hay làm rách giấy, khiến vở lem nhem. Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị 1 cục tẩy sạch, chất lượng với giá thành hợp lý cho bé.
Trung tâm gia sư Khai Trí

*** Tham khảo thêm: Cách dạy trẻ tính nhẩm nhanh

Bước 2: Về tư thế ngồi học chuẩn.

  • Bước này sẽ tạo thói quen ngồi học cho đến suốt cuộc đời nên nếu ngồi không đúng, sẽ ảnh hưởng đến cột sống, gây đau mỏi và tạo dáng người mất thẩm mỹ.
  • Tư thế ngồi học đúng chuẩn đó là :
  • Hai chân chạm đất, lòng bàn chân bằng phẳng, thoải mái
  • Ngồi thẳng người, cụ thể là lưng và cổ.
  • Cúi nhẹ đầu, cố gắng giữ đầu thẳng, mắt nhìn xuống dưới trang giấy thay vì cúi cả đầu xuống.
  • Khoảng cách từ mắt đến tập là 25-30 cm;
  • Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi;
  • Tay trái xuôi theo chiều ngồi và giữ vở cho không bị lệch;
  • Ánh sáng phải chiếu từ bên trái sang.
  • Giữ một tư thế lâu khá là khó khăn, đặc biệt là với trẻ em; do đó thỉnh thoảng bạn cho trẻ vươn vai, đi lại một lúc hoặc chỉ đơn giản ngồi thư giãn, thả lỏng cơ thể.
Trung tâm gia sư Khởi Nguyên có lừa đảo không

Bước 3: Về việc thực hành viết chữ.

Hướng dẫn trẻ cách viết chữ với các bước sau :

  • Lấy 3 ngón tay (út, áp út và giữa) khép lại, giữ làm trụ.
  • Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái di chuyển bút lên xuống.
  • Viết chậm từ từ; khi đã quen thì tăng tốc độ chuyển động của ngón tay, viết sẽ nhanh hơn.
  • Cho trẻ tập viết theo độ khó tăng dần: viết các đường thẳng dọc, ngang, hình tròn, chữ thường, chữ in hoa, một từ hoàn chỉnh rồi tới câu ngắn.

Chú ý về lực tay: Ở mỗi trẻ nhỏ, lực tay của từng bé sẽ khác nhau, có trẻ sẽ đè mạnh mỗi khi viết, cũng có trẻ lực tay rất nhẹ nên chỉ viết ra được những đường nét mỏng, không rõ chữ. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý đối với lực đạo khi trẻ viết, đè chữ quá mạnh sẽ khiến cho chữ vừa bị to nét quá, tốc độ viết bị chậm đi mà trang giấy cũng có thể sẽ bị đè rách. Còn đối với những trẻ lực đạo tay quá nhẹ, chữ viết ra sẽ rất mờ hoặc có thể chỉ là những nét nguệch ngoạc mờ nhạt. Vậy nên phụ huynh nên tập cho trẻ tự điều chỉnh lực cổ tay, nhớ chỉ cho trẻ tự xoay cổ tay trước khi viết để nếu mà có tập viết trong khoảng thời gian dài thì cổ tay trẻ không bị cứng lại. Cùng với đó là kiểu bút chì được sử dụng sẽ tùy thuộc vào lực tay của trẻ. Những trẻ có nét chữ đậm và lực tay mạnh thì có thể sử dụng bút chì từ HB đến 5B, còn ngược lại, những trẻ nét chữ mềm, nhẹ nên sử dụng bút HB hoặc 2B đều được.

Gia sư Khai Trí có lừa đảo không

Bước 4: Nghỉ ngơi.

Vươn vai hoặc đứng dậy đi lại một lúc hoặc uống một chút nước để tỉnh táo hơn trong vòng 15 phút rồi lại luyện tập tiếp sẽ là những khoảng nghỉ ngơi cần thiết cho trẻ. Mỗi tiết tập viết chỉ nên kéo dài khoảng 45 phút là đủ. Không nên thúc ép trẻ viết bài liên tục và quá nhiều, sẽ phản tác dụng, khiến trẻ thấy mệt mỏi với việc học.

Gia sư Kiến Tạo

Bước 5: Rèn luyện mỗi ngày.

Rèn luyện chữ viết nắn nót, tỉ mỉ và luyện tập hằng ngày sẽ giúp trẻ làm quen dần với bàn học và tạo tính tự giác đối với việc học.

Phụ huynh nên phân chia thời gian học phù hợp để trẻ có thể cân bằng việc học với chơi, giữ tâm trạng thoải mái để tiếp thu bài học mới, sử dụng khung thời gian dành cho việc học thật hiệu quả và năng suất!

Thói quen cầm bút và ngồi học đúng chuẩn từ nhỏ sẽ giúp trẻ tránh được rất nhiều rủi ro và bảo vệ thị lực, xương sống cho trẻ một cách hoàn hảo. Phụ huynh nên kiên nhẫn hướng dẫn trẻ theo những bước trên từ từ chậm rãi. Chúc các bậc phụ huynh thành công với các bước hướng dẫn trên!

*** Tham khảo thêm: các trung tam gia su uy tin tại TPHCM hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





Top 10 Chọc Lọc
chat-active-icon